Thế giới kịch của Xuân Trình: PSG Tất Thắng

Thế giới kịch của Xuân Trình là nơi kết tinh đến đông đặc cái mà ta thường gọi là chủ đề tư tưởng của tác phẩm – Còn đối với Anh, đó là những vấn đề quan thiết đến cốt tử đặt ra trong quá trình phát triển của hiện thực cuộc sống hôm nay và cả mai sau, mà với con mắt của một nhà văn – nhà viết kịch chân chính và nhạy cảm, Anh đã phát hiện ra và dự đoán được… để rồi tập trung tinh lực sáng tạo vào đó. Xuân Trình không tái hiện hiện thực khách quan; Anh chỉ từ cái cuộc sống ngoài đời phong phú và phức tạp, sinh động và tinh vi ấy… mà sáng tạo nên cái thế giới của mình, nơi những cảnh đời diễn biến, những con người hành động đều do Anh mường tượng ra và hư cấu nên.


Cố tác giả Xuân Trình.

01. Xuân Trình, trước khi viết kịch, từng là một cây bút viết báo rồi viết văn xuôi. Chứng cớ là, về vùng đất Quảng Bình – Vĩnh Linh trong những ngày cuộc chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta nổ ra trên quy mô toàn quốc, Xuân Trình từng viết cuốn bút ký Từ một làng ở Vĩnh linh (Nxb Văn học, 1970) và truyện ngắn Đường trường (Giải thưởng Cuộc thỉ Truyện ngắn do tuần báo Văn nghệ tổ chức 1969 – 1970). Do yêu cầu về thi pháp của thể loại bút ký, Từ một làng ở Vĩnh Lỉnh được viết ra với bút pháp tái hiện những sự việc những con người có thật ở một vùng lửa nơi tuyến đầu của Miền Bắc dạo nào, trong cái dạng của bản thân chúng.

Cũng do yêu cầu về thi pháp của thể loại truyện ngắn, Đường trường được hư cấu nên từ câu chuyện các đoàn xe tải lương, tải đạn ra tiền phương thời kỳ bom đạn ác liệt đến tàn khốc ấy: Hai chiếc xe tải vượt bom đạn trên con đường dài dẫn vào vùng lửa. Cậu lái xe trẻ ngỗ ngược và hiếu thắng, bẩn tính và ích kỷ đã hãm đường, chèn đường và vượt đường Anh lái xe lớn tuổi và thậm chí dã một mình thoát khỏi vòng bon đạn, để mặc, để chết cho bạn đường.

Nhưng đường trường còn lắm cái bất ngờ, nó tạo nên tình huống nguy nan cho Cậu lái xe trẻ kia. Bây giờ, đến đây là lúc, là thời cơ cho sự xuất hiện một nhân vật, hiện thân của con người thuộc hệ thống nhân vật nữ của Xuân Trình – Người vợ Anh lái xe lớn tuổi – trong cái đêm hội ngộ với chồng, nhân dịp anh được nghỉ giữa hai chuyến công tác. Anh kể cho chị nghe tình tiết Cậu lái xe trẻ sa vào nguy nan trên cái đường trường ấy. Chị hốt hoảng hỏi rằng, Anh có cứu cậu ta không? Anh đã thủ thỉ kể tiếp câu chuyện Đường trường,Nrm ta đã biết. Anh đã không bỏ mặc, mà còn dừng xe cứu sống cậu ta. Người vợ vô cùng sung sướng và tự hào vì cái phẩm chất cao đẹp đến thánh thiện của chồng mình.

Và thật bất ngờ đối với cả tác giả: cái tình tiết kết thúc câu chuyện Đường trường ấy đã nổi lên trong truyện ngắn đầy tính kịch của Xuân Trình như một yếu tố tẩy rửa (catharsis) nó thanh lọc tâm hồn con người, sau những lo âu và thương cảm.

Thế đấy, những con người, những cảnh đời được Xuân Trình sáng tạo nên trong Đường trường tự chúng đã ẩn giấu một hàm ý: đường đi, cũng như đường đời còn dài… Chớ vội hợm mình, ích kỷ, chớ cạn tàu ráo máng trong mối quan hệ với nhau, và nhất là, lúc gặp khó khăn nguy hiểm, chớ nhân đó mà đẩy nhau vào chỗ chết! Bởi vì, lẽ đời thường là như vậy, rồi có lúc mình lại sa vào tình huống phải nhờ vả, thậm chí phải cầu cứu chính cái con người mà mình đã “chơi xấu”, đã đối xử với họ một cách tàn tệ.

Cũng từ một làng vở Vĩnh Linh dạo đó, Xuân Trình đã viết vở kịch dài Quê hương Việt Nam (1967). Vở kịch đã đánh dấu sự hình thành cái biện pháp mỹ học mà Xuân Trình đã theo đuổi trong suốt quá trình viết kịch của mình. Đó là biện pháp két hợp một cách sáng tạo hai xu thế thoạt nhìn có vẻ trái ngược nhau:  thi hóa và phi sử thi hóa. Tất nhiên, tác giả vở Quê hương Việt Nam

vẫn bị sức ép thẩm mỹ của xu thế sử thi hoá, một xu thế phổ biến và có thể nói là bao trùm hầu hết các tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời trong những năm tháng mà bản thân hiện thực cuộc sống trên đất nước ta vốn đông đặc tính sử thi ấy. Thế nhưng, trong cái thế giới sử thi hóa kia, nơi nổi lên cao đẹp và xúc động chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân ta, Xuân Trình đã sớm phát hiện ra những con người, những cảnh đời với tư cách là hiện thân cho cái thế giới kịch của Anh – Đó là cuộc vật lộn của một dân tộc giữa cái sống và cái chết để chiến thắng kẻ thù, để giành độc lập tự do cho đất nước.

Đó cũng là cuộc vật lộn của mỗi con người để chiến thắng chính bản thân mình, để đứng vững trên mảnh đất quê hương: một làng thôn bị oanh tạc hủy diệt, một tình yêu bị xé lẻ, một đảng viên xin ra khỏỉ Đảng v.v… Có thể nói rằng, Quê hương Việt Nam là vở kịch đầu tiên viết về cuộc sống và chiến đấu của chiến sĩ và đồng bào vùng tuyến lửa của hậu phương Miền Bắc thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, được sáng tác trong xu thế sử thi hóa nhưng lại có mầm mống của yếu tố phi sử thi hóa. Nó tạo nên cái chiều sâu của tác phẩm và thể hiện sự mạnh bạo trong cá tính sáng tạo của nhà văn.

Để thấy rõ phẩm chất này trong kịch của Xuân Trình, ta hãy thử nhìn lại một vài vở nổi tiếng ra đời trên sân khấu chống Mỹ thời đó. Vở Tổ quốc (Đào Hồng cẩm và Xuân Đức) có thể xem là sự lên ngôi đứng đầu và đạt đỉnh cao, tóm lại là vở tiêu biểu cho xu thế sử thi hóa của kịch chống Mỹ. Nhưng đến vở Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng cẩm) thì xu thế sử thi hóa đã được diễn tả cùng với xu thế phi sử thi hóa thể hiện ở sự hèn nhát của viên Đại đội trưởng cho quân lính rút khỏi chốt số 1 của mặt trận, như ta đã biết, và chính hai xu thế sử thi hóa và phi xử thi hóa ấy trong thi pháp vở Đại đội trưởng của tôi đã tạo nên hình thái xung đột mói cho vở kịch về đề tài chiến đấu: ta – ta chứ không phải địch – ta.

02. Trong thế giới kịch Xuân Trình, có một hệ thống nhân vật nữ được diễn tả với tất cả sự nâng niu yêu mến đến đắm say, cảm phục… nó khiến ta có cảm tưởng rằng tác giả đã dành tất cả tình cảm và trí lực vào họ.

02.1. Ở trên, khi nhắc đến truyện ngắn Đường trường của Xuân Trình tôi đã giới thiệu với các bạn về hình dáng (figure) Người vợ anh lái xe lớn tuổi cùng với tấm lòng nhân đạo và tình cảm nhân bản của chị. Bây giờ ta hãy kiến diện với một số nhân vật người con gái khác trong thế giới kịch của Xuân Trình.

Đó là o Nguyên {Quê hương Việt Nam), Cô Liệu (Bạch đàn liễu 1973), Chị Lụa (Thời tiết ngày mai 1979), Cô giáo Nhung (Đợi đến mùa xuân 1987), Cô ca sĩ Thu Hà (Ngôi nhà trong thành phổ 1972) và một vài cô gái khác…

02.1.1. o Nguyên – cô dân quân vùng lửa Quảng Bình – Vĩnh Linh được Xuân Trình diễn tả với nhiều mầu sắc. Trước hết là sự đằm thắm, chủ động trong tình yêu, cùng với sự trong sáng, lãng mạn trong tâm hồn.

Nguyên (Mắc chiếc võng ngang căn hầm có một vệt ánh sáng trắng đỉ qua chiếc võng – Nguyên ngồi vào võng đung đưa, nhí nhảnh như một đứa trẻ)

Bổng – (Định nằm xuống, lại nhỏm dậy) ơ, nhưng chỉ có hai đứa thôi à?

Nguyên – Thì sao?

Bong – Nguyên cứ hay coi thường – Rồi có ai biết, họ lại kháo rầm làng lên cho mà xem.

Nguyên – (Nằm nghiêng trên võng, thả chân về một phía, cười khúc khích) Họ bảo hai đứa mình phải lòng nhau ấy à?

Bổng – Họ nói khác kia.

Nguyên – Kệ, có cây súng kia làm chứng cho chúng ta rồi (cô với ảnh trăng trên lòng bàn tay) Ôi chao, trăng đây này, trăng sáng quá, anh Bổng này.

Nhưng, sự đằm thắm và chủ động trong tình yêu, trong sáng và lãng mạnh trong tâm hồn ấy… lại được Xuân Trình khắc họa kết hợp với cái phẩm chất anh hùng và tiên phong như một đảng viên của người con gái trên quê hương Việt Nam này.

Nguyên – (Đứng dậy, giọng xúc động) Cháu chưa phải là đảng viên, nhưng cháu là thanh niên, cháu là dân quân, đây là nhiệm vụ của cháu.

Đoài – (Vô cùng xúc động) Nguyên. Đảng rất tự hào về cháu. Cháu tự nhận lấy sự hy sinh để cứu dân (…) (Nắm chặt tay Nguyên) Cháu đã hành động như một người cộng sản.

Nguyên – Suốt đời cháu sẽ sống như thế.

Xuân Trình thật sắc sảo và táo bạo. Anh đã phát hiện ra và dám khắc họa cái phẩm chất đảng viên của một quần chúng ngoài Đảng, cái phẩm chất mà một đảng viên chính cống trong vở Quê hương Việt Nam của anh lại không có và đồng chí ấy đã xin ra khỏi Đảng. Dạo ấy, đã có nhiều đảng viên tự trọng như thế. Còn bây giờ, nhiều đảng viên không đáng là người cộng sản, chẳng những không xin ra khỏi Đảng, mà còn ở lỳ trong Đảng để tham nhũng, lũng đoạn, thậm chí phạm pháp đến nỗi không ít kẻ đã leo lên các chức vụ cao cấp của Đảng và Nhà nước bị thi hành kỷ luật, thậm chí có kẻ đã là ủy viên Bộ Chính trị Ban CHTW Đảng mà bị ra tòa và vào tù. Một số nhà nghiên cứu, phê bình đã nói đến, và Viện Sân khấu dạo nào đã tổ chức hẳn một cuộc hội thảo về Tính dự báo trong kịch Xuân Trình. Điều đó không phải là không có lý do.

Toàn cảnh cuộc họp báo giới thiệu về nội dung hội thảo Khoa học Quốc gia “Xuân Trình – nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới”

02.1.2. Trong thế giới kịch của Xuân Trình nổi lên, hiển hiện nhiều cô gái như thế… những cô gái của anh, do Anh sáng tạo nên trong cái trí tưởng tượng đầy lý tưởng, một thứ lý tưởng được chắt lọc từ hiện thực cuộc sống và hun đúc từ khát vọng nghệ sĩ. Gia nhập vào hệ thống nhân vật nữ ấy, có một người con gái khiến cho tôi vô cùng cảm phục và để lại trong tôi một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Đó là cô Liệu trong vở Bạch đàn liễu. Liệu, cô gái sinh ra, lớn lên và trưởng thành cả về tình yêu và sự nghiệp tại một làng quê, nơi nạn mất dân chủ đang hoành hành dữ dội, mà đầu sỏ là nhân vật Quyền, Phó chủ tịch phụ trách nội chính. Dưới sự chuyên quyền tàn bạo của hắn, mọi người dân lành đều bị áp bức, đè nén một cách tàn tệ.

Quyền – Phải biết nhân rộng ra mà học tập (…) những chị em cũng là bạn bè, cùng lứa tuổi với cô (…) được cử đi học, nhận thức thấy nhiệm vụ, một mực hăng hái xỉn ở lại, huống hồ mình được xã chủ trương giữ lại.

Liệu – Chủ trương à?

Quyền – Chứ sao.

Liệu – Nếu quả đó là chủ trương thì vì sao vừa rồi ông lại định xét lại việc học cho tôi. (Quyền lủng túng) Hay vì con trai ỏng mới nghỉ hè về… Ông muốn tôi đến thăm cậu ẩy phải không ạ?

Quyền (cười) Đấy, nếu là người không biết, người ta có thể hiểu sai là đả kích chính quyền.

Liệu – Cũng xin báo để ông biết, tôi sẽ làm sáng tỏ việc này.

Quyền đã có những hành động tàn bạo, trắng trợn. Để lấy gỗ làm xà ngang cho cái nhà đang xây của mình, hắn đã ép ông bố người yêu của Liệu phải chặt hai cây bạch đàn liễu từng gắn bó với bao kỷ niệm của gia đình và đôi trẻ. Trong khi đa số dân làng vì sợ hắn mà im lặng, chịu đựng, thì Liệu vẫn kiên cường – đúng là kiên cường chống lại hắn và vạch mặt hắn trước công lý, cho dù cô đã trở thành nạn nhân chịu bao nhiêu sự trả thù hèn hạ của hắn, thậm chí cô đã phải hy sinh cả tình yêu của mình.

Đây là nỗi đau khổ, bất hạnh nhất mà một cô gái có tính cách như Liệu phải chấp nhận, chịu đựng. Bởi vì, chính ông bố chồng tương lai của cô, một con người “gió chiều nào, theo chiều ấy” đã về hùa với hắn, làm điều xấu mà tàn ác nhất là chia rẽ tình yêu của chính con đẻ của mình với Liệu. Thì ra… trong cái thế giới kịch Xuân Trình, tệ nạn mất dân chủ không chỉ do kẻ có chức có quyền, mà còn do chính những người không bảo vệ quyền dân chủ của mình.

Nhìn lại hiện tượng mất dân chủ đến mức chuyên quyền, tàn bạo đến độ dã man ở nông thôn ta dạo ấy, mà kẻ đại diện là nhân vật Quyền được Xuân Trình diễn tả trong vở Bạch đàn liễu, rồi suy ngẫm về những kẻ chiếm đất, chiếm nhà của nhân dân ngày nay, mới thấy các cụ ta thật chí lý và uyên thâm khi cho rằng “hậu sinh khả úy” (Kẻ sinh sau thật đáng sợ).

Kể ra thì, hệ thống nhân vật nữ chính diện trong kịch của Xuân Trình, còn một số cô gái khác cũng rất đáng được vinh danh. Nhưng ở đây tôi chỉ xin nêu thêm hai trường họp: Cô giáo Nhung (Đợi đến mùa xuân) và cô ca sĩ Thu Hà (Ngôi nhà trong thành phố).

02.1.3. Nhân vật cô giáo Nhung được Xuân Trình đặt trong hoàn cảnh, và hon nữa, trong tình huống phải đương đầu với những cái xấu xa, tiêu cực, thậm chí tàn tệ… len lỏi vào môi trường học đường, vốn là nơi cần và phải trong sạch, bởi vì đó là môi trường giáo dục, dạy dỗ thế hệ tuổi học trò, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhân vật phản diện, đối thủ số một của cô giáo Nhung là thầy Khiết, một giáo viên tha hóa thành nhà sản xuất bia rởm để bán, một “người thầy” coi việc ăn hổi lộ của gia đình học sinh là chuyện bình thường thậm chí còn tiếp tay cho tệ nạn đó. Cô Nhung đã thẳng tay vạch mặt hắn “Chính anh ăn hổi lộ và anh muốn nhuộm chúng tôi thành một mầu giống anh”. Với những thói hư tật xấu của học trò, Khiết không những không phản ứng, lên án mà còn tỏ ra khoái trá. Trước sự việc một học sinh ngỗ ngược trong giờ lên lớp, đã dám vỗ mông cô giáo, Khiết chẳng những không lên án mà còn thích thú; hắn “ôm bụng cười và nói “Thật là một thằng quái đản”. Với nhân cách như thế, Khiết hoàn toàn không xứng đáng được làm thầy, như cô Nhung đã nói “Đủng là, anh hoàn toàn không đủ tư cách đứng trên bục giảng từ lâu Thế mà hắn lại leo lên đến chức Hiệu phó một trường học. (Cũng như tên Quyền trong vở Bạch đàn liễu đã leo lên chức Phó chủ tịch xã? Nhìn lại cảnh tượng trong nhà trường dạo trước mà Xuân Trình diễn tả ở vở Đợi đến mùa xuân, lại suy ngẫm về hiện trạng của ngành giáo dục ngày nay, thể hiện ở một số nơi, như ở Bắc Giang, Hòa Bình… thì mới thấy là những thầy cô giáo, những hậu duệ của thầy Khiếp nhúng tay vào việc sửa chữa điểm bài thi cho học sinh, quả là những bậc thầy của Khiết trong việc làm vẩn đục, thậm chí ô uế môi trường giáo dục.

Đấu tranh với những cái xấu tràn lan ngoài xã hội và thẩm lậu vào cả trường học để làm trong sạch môi trường dạy học và học tập chỉ là một mặt trong phẩm chất con người cô giáo Nhung. Mặt khác, mà đây mới là chủ yếu, cô còn phải dồn trí lực và tâm lực vào việc giáo dục nhân cách và truyền dạy kiến thức cho học sinh – tóm lại là dạy bảo chúng nên người. Và đặc biệt là, trong thực trạng nhà trường có có cả thầy xấu (như thầy Khiết mà ta đã làm quen và nhận biết) và trò hư (như hành động một cậu dám vỗ vào mông cô giáo trong giờ lên lớp) Cô Nhung vẫn có một niềm tin nó làm chỗ dựa vững chắc cho cô trên con đường của một nhà giáo chân chính và thánh thiện. Cô từng nói “Nhiều người đã cho rằng, những nỗ lực của tôỉ là vô vọng. Quả có như thế. Tôi cũng không ngây thơ nghĩ rằng, ném một hạt mầm xuống đất, rồi chờ nó nảy lên ngay những mầm xanh đâu. Nhưng cũng không ai có thể làm cho tôi mất niềm tin là một hạt mẩy lại không mọc lên một mầm xanh. Có điều là phải gắng đợi nếu mùa đông giá rét nổ không thành mầm được, thì mùa xuân ấm áp nó sẽ mọc”.

02.1.4. Luận bàn về hệ thống nhân vật nữ trong kịch Xuân Trình thì không thể quên chị Lụa (Thời tiết ngày mai), vẫn theo thói quen thi pháp (habitude poetique) của mình, Xuân Trình đã sáng tạo nhân vật Lụa trong hai mối quan hệ: công việc xã hội, và tình cảm gia đình. Ở xã hội, Lụa có hai hành động đáng nể. Một là, đề xuất một phưong án mới theo cung cách của nền sân khấu lớn, cũng tức là phủ nhận cái phưong án cũ đã được cấp trên duyệt. Hai là, khi bị hiểu lầm và kỷ luật, vẫn kiên trì phương án của mình ở vùng kinh tế mới… mà nhờ nó, dân làng trở nên no ấm, sung túc hơn.

Ở gia đình, Lụa đã có một cung cách cao thượng và nhân đạo trong văn hóa ứng xử. Chị không những không thù oán, trả đũa cô gái chót đi lại với chồng mình, mà còn thông cảm với cô, tha thứ cho cô, thậm chí đỡ đần cô trong lúc túng quẫn (cho cô cái xe đạp, tài sản quý giá nhất của Lụa lúc đó). Hình tượng chị Lụa với nét nổi bật là sự két họp nhuần nhuyễn giữa hai phẩm chất của con người mới là trình độ và nhân cách, đầu óc và trái tỉm, con mắt và tấm lòng, mà ngọn nguồn sâu xa là nhân bản và nhân đạo được Xuân Trình xây dựng nên trong lý tưởng thẩm mỹ của Anh dạo ấy lại rất hiện thực trong xã hội hồm nay.

Bây giờ, việc sản xuất nông nghiệp của ta đã bỏ xa thời kỳ manh mún lạc hậu để bước vào tầm cỡ quy mô tiên tiến theo xu thế của cuộc cách mạng bốn chấm không. Bây giờ, trong xu thế ấy, đã xuất hiện hành động, đôi khi làm mưa làm gió, của những con người có trình độ, có đầu óc, có con mắt vượt xa chị Lụa dạo ấy. Thế nhưng, họ, đúng hơn là không ít người trong họ, lại không có được nhân cách, trái tim và tấm lòng như Lụa. Tóm lại, họ là những con người phi nhân đạo và phỉ nhân bản. Và họ đã gây nên bao tổn thất cực kỳ to lớn cho nhân dân, cho Nhà nước, cho Đảng và cho cả bản thân họ, như chúng ta đã thấy.

Một nhân vật nữ khác cũng có dáng dấp như Lụa, nhưng chưa có được cái phẩm chất con người của nền sản xuất lớn, mà chỉ là của Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn ta dạo nào. Cô Kiểm (Lập xuân, 1969), là con gái ông Chủ nhiệm họp tác, ông ta là người tốt nhưng tốt mà vẫn lạc hậu so với yêu cầu phát triển của thời đại (sau này trong vở Mùa hè ở biển, nhân vật ông Đoàn Xoa cũng được xây dựng theo cung cách ấy).

Cô đã đứng về phía Anh chủ nhiệm mới, người yêu của mình, tức là con rể tương lai của bố mình, để chống lại tư tưởng và hành động bảo thủ của bố mình, thể hiện ở việc ông không chấp nhận việc dùng giống lúa mới thay cho giống lúa cũ. Nhưng trong một cuộc thử nghiệm đối chứng, thì giống lúa mới của đôi bạn trẻ đã thắng. Và cái giống lúa mới ấy đã được nhân rộng ra trên những cánh đồng hợp tác.

Thế đấy, từ dạo ấy, mà Xuân Trình đã sớm nhận ra và hình tượng hóa, ở đây là kịch hóa vai trò của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cụ thể là vai trò của giống lúa trong sản xuất nông nghiệp, cái vai trò mà nhũng năm gần đây đã góp phần đáng kể vào việc làm cho nước ta trở thành một nước đứng vào hàng đầu những quốc gia xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.

02.1.5. Hệ thống nhân vật nữ lý tưởng được Xuân Trình sáng tạo trong kịch bản của mình, còn có một cô gái rất đỗi khác lạ, nếu ta so với hầu hét các nhân vật cô gái nông thôn mà ta đã nhận diện ở trên. Đó là cô ca sĩ Thu Hà (Ngôi nhà trong thành phổ). Tôi được biết là Xuân Trình đã xây dựng nhân vật này từ cảm hứng sáng tạo khi xem các buổi biểu diễn của cô ca sĩ nổi tiếng một thời cũng có tên gọi là Hà nhưng tên đệm thì là Thúy, còn hình mẫu của nhân vật Thu Hà thì lại là một diễn viên cũng rất nổi tiếng của Đoàn Kịch nói Hà Nội, nay là Nhà hát Kịch Hà Nội, mà Xuân Trình rất yêu quý.

Thế nhưng Anh đã không sao chép, không tái hiện các hình mẫu đó, mà chỉ từ đó mà sáng tạo nên nhân vật cô ca sĩ thời Hà Nội bước vào cuộc chống Mỹ, cứu nước nổ ra trên quy mô toàn quốc. Thu Hà của Xuân Trình được diễn tả khác với xu thế ca ngợi văn nghệ sĩ trong hành động đi đến những vùng lửa, những mũi nhọn của cuộc chiến đấu để mang tiếng hát, tiếng đàn, điệu múa, màn kịch phục vụ chiến sĩ và đồng bào ở nơi tuyến đầu của Tổ quốc. Xuân Trình, theo thói quen, trở thành đặc điểm trong cá tính sáng tạo của mình, đã làm ngược lại. Anh đã xây dựng hình tượng cô ca sĩ Thu Hà trong quá trình hình thành và trưởng thành về cả tư chất và tâm hồn, nhận thức và tình cảm, tài năng và nhân cách của một người nghệ sĩ khi cô thâm nhập, hòa mình vào hiện thực bình thường mà lớn lao của dân tộc, để tiếp nhận từ đó cái đẹp, cái tài, cái lịch lãm và cả cái tố chất nghệ sĩ của những con người mà cô tiếp xúc hằng ngày như anh kỹ sư điện (Cảnh) mê nhạc, mê tiếng hát của Thu Hà đến da diết.

Cảnh – (…) Nghe âm nhạc, tôi cứ như những bà cô ngồi đồng, thấy như mình được đến với một thế giới hoàn toàn khác lạ. Cuộc đời như vừa bị đập ra và tạo lại theo điều mình mơ ước. Tôi yêu Sôpanh. Với Sô panh thì con người được chắp cánh mà bay lên. Đã có người bình luận rằng, với một khúc thức của Môda có thê pha loãng ra ra thành một giao hưởng của một nhạc sĩ hạng trung. Beethoven thì tuyệt vời rồi, bản Xanhfoni pastoral của ông là một bức tranh toàn bích.

Thu Hà – Thực ra thì bản thân tôi nghe cũng chưa cảm thụ được và rung cảm hết với cáỉ hay của những bản nhạc vĩ đại ấy.

Thế hệ ca sĩ ngày nay, những đàn em con cháu của Thu Hà, bây giờ đã vượt xa cô ca sĩ của Hà Nội ngày ấy rồi, vượt cả về trình độ và nhất là về đãi ngộ, vượt cả về tư thế và tác phong người nghệ sĩ. Có điều là, với không ít người trong họ, khái niệm những chuyến đi phục vụ khán giả đã có vẻ xa vời để nhường chỗ cho những hợp đồng, live show, những catxê… của người ca sĩ trong cơ chế thị trường. Nhưng dẫu sao thì ca sĩ Thu Hà vẫn là một hình tượng đặc sắc trong thế giới kịch Xuân Trình.

03. Trong thế giới kịch của Xuân Trình ta còn được tiếp nhận những cảnh đời thật khác lạ và hấp dẫn, lý thú và tinh tế do Anh sáng tạo nên, những cảnh đời ẩn giấu đầy tính kịch.

03.1. Một trong những cảnh đời khiến tôi vô cùng khoái cảm và có ấn tượng mạnh mẽ là cảnh kết thúc kịch Nửa ngày về chiều (1989) một trong những vở kịch cuối cùng của Anh. Trong vở kịch có nhiều suy tư về cuộc đời và con người này, Xuân Trình đã diễn tả tình cảnh mà một sĩ quan quân đội từng vào sinh ra tử với nhiều chiến tích, nhưng lúc về nghỉ hưu thì lại sa vào tình cảnh trớ trêu, không chốn nương thân. Rời quân ngũ về làng để sống với với đứa con gái duy nhất, thì nó đã lấy chồng ra Hà Nội sinh sống.

Tìm ra Hà Nội đế ở với con, thì cũng được dăm bữa nửa tháng, vì ông không có đăng ký hộ khẩu ở Thủ đô. Quay trở về quê để sống những ngày cuối cùng của tuổi già, thì căn nhà xưa đã bị trưng dụng làm Nhà trẻ của Họp tác. Cô đơn và nhớ về những ngày xưa cùng đồng đội chiến đấu, ông tìm vào Sài Gòn, đến căn biệt thự có vườn hoa, nơi mà ông cùng đồng đội đã chôn cất tử thi một liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu ngày đó… để thắp trên mộ anh nén hương tưởng niệm.

Nhưng bà chủ mới của biệt thự ấy đã không cho phép ông làm cái việc đầy tình nghĩa và xuất phát từ tâm linh con người đó. Một biệt thự trong chiến tranh mà vườn cây được dùng làm nơi chôn cất tử thi liệt sĩ, tức là nghĩa trang. Song, đến khi hòa bình, thì vườn cây biệt thự phải được trả lại cái chức năng vốn có của nó, nhưng những còn người vừa ra khỏi chiến tranh và nhập vào hòa bình chưa kịp làm điều đó. Thế là những người đã sử dụng biệt thự như nghĩa trang, và nhũng người đang sử dụng nghĩa trang như biệt thự không hiểu nổi nhau. Thế đấy, qua cảnh đời được Xuân Trình diễn tả trong Nửa ngày về chiều, ta bỗng nhận ra một chân lý: Trong chiến tranh thì những sự phi lý có thể được chấp nhận, còn khi hòa bình thì mọi sự họp lý phải được khôi phục.

03.2. Không thể không nhắc đến cảnh đời được Xuân Trình diễn tả trong vở kịch Ngày xưa nơi đây là chiến tranh (1988), một vở rất lạ của Xuân Trình, nhất là sự lạ của cái thế giới mà anh sáng tạo nên. Cái thế giới ấy xưa kia là chiến tranh thì hầm hập đến nóng bỏng những con người, những chuyến xe ra vào mặt trận và dừng chân tại đó.

Nhưng bây giờ, khi hòa bình lập lại thì cả cái xóm nhỏ ven rừng đó đã bỏ về xuôi, để lại duy nhất một căn nhà với một ông già và một cô con gái, không biết vì lý do gì? số là thời chiến tranh, con trai ông là lái xe chở hàng ra mặt trận. Trong một chuyến, hàng đó là những hòm vàng lá. Và ông đã lấy trộm một hòm rồi giấu đi, và chính vì để mất cái hòm đó mà đứa con trai duy nhất của ông đã vào tù. Nhà tù ở gần căn nhà của ông. ông phải ở lại đó để tiện đến thăm nó trong tù. Chính vì lẽ đó mà ông đã giam hãm đứa con gái ở cái nơi rừng hoang núi vắng này. Ngày xưa nơi ấy là chiến tranh, và ở đó đã có kẻ lợi dụng chiến tranh để cầu lợi, thì ngày nay, kẻ đó, phải trả giá cho việc làm tội lỗi của mình.

04. Nhiều người đã đề cập đến tính thời sự của kịch Xuân Trình. Tôi không có gì để phản đối xác định đó. Song le, tôi trộm nghĩ, Xuân Trình đã không dừng lại ở tính thời sự, nghĩa là đã không chỉ tái hiện hiện thực cuộc sống, trong tính nóng bỏng của những sự kiện, những con người và nhất là những vấn đề mà mọi người đặc biệt quan tâm. Xuân Trình đã đi xa hơn thế. Anh đã sáng tạo nên một thế giới trong đó những con người, những sự kiện của hiện thực cuộc sống được anh hóa thân, đúng hơn là hóa xác thành những cảnh đời, những nhân vật trong thế giới kịch của mình, để gửi gắm vào đó những suy ngẫm của anh về hôm qua, hôm nay và ngày mai.

 

9-2019

PGS. Tất Thắng

 

 

 

 

Share this page